Giới thiệu về dòng gà kiểng Rosecomb
Như những giống gà khác, có nhiều tranh cãi về nguồn gốc của giống gà rosecomb. Một số người cho rằng rosecomb là những con gà tre gốc, chẳng hạn như Bejach (1992), phát biểu rằng “Gà tre rosecomb có lẽ là con cháu trực hệ của cặp gà tre đầu tiên trên thế giới”. Những người khác cũng ủng hộ giả thuyết này, chẳng hạn như McGrew (1905), tuyên bố rằng “Nankin và rosecomb là những giống gà tre cảnh xuất hiện sớm nhất trên thế giới”.
Lịch sử
Như những giống gà khác, có nhiều tranh cãi về nguồn gốc của giống gà rosecomb. Một số người cho rằng rosecomb là những con gà tre gốc, chẳng hạn như Bejach (1992), phát biểu rằng “Gà tre rosecomb có lẽ là con cháu trực hệ của cặp gà tre đầu tiên trên thế giới”. Những người khác cũng ủng hộ giả thuyết này, chẳng hạn như McGrew (1905), tuyên bố rằng “Nankin và rosecomb là những giống gà tre cảnh xuất hiện sớm nhất trên thế giới”. Ông cũng đưa ra ý tưởng rằng gà rosecomb chẳng qua là phiên bản tí hon của gà hamburg. Robinson (1924) cũng hỗ trợ cho quan điểm này khi giải thích rằng gà rosecomb ô và nhạn là phiên bản gà hamburg tí hon, và có lẽ xuất xứ từ Hà Lan. Nhưng cũng có ý kiến khác cho rằng “Gà tre gốc (tức rosecomb) xuất xứ từ đảo Java” (Bejach, 1992). Các biến thể ô và nhạn ở gà tre rosecomb được trưng bày lần đầu dưới tên “african” (tức “dân nhọ”) vào năm 1849, và thậm chí vào năm 1904 tại Hội chợ Thế giới tổ chức ở St. Louis (Ibid). Tuy nhiên, dẫu mang tên “african”, không có cơ sở nào cho thấy gà rosecomb xuất xứ từ châu Phi. Nguồn gốc được công nhận rộng rãi nhất, ít ra là với Hiệp hội Gà tre Mỹ (American Bantam Association) như trong bản Tiêu chuẩn Gà tre (Bantam Standard), đó là gà rosecomb xuất xứ từ Anh quốc, có lẽ từ năm 1493.
Ban đầu, từ “rosecomb” không ám chỉ bất kỳ giống gà riêng biệt nào, mà là tên chung của một số giống gà có dạng mồng trà. Mồng trà vốn được gọi là “mồng đôi” (double comb) để phân biệt với “mồng đơn” (single comb, tức mồng lá) của những giống gà khác. Những cá thể gà rosecomb đầu tiên có mồng chưa hoàn hảo và quá nhiều màu đỏ trên tai, và “theo một số nguồn đáng tin cậy, nhiều cá thể được chỉnh sửa hơn là lai tạo” (Bejach, 1992). Người trưng bày thường che đậy màu đỏ ở vành tai bằng màu trắng nhân tạo. Một số nghệ nhân chơi gà hồi đó thường “tỉa” mồng thành hình dạng thích hợp. Tôi nghe nói có nhà lai tạo cũng làm như vậy, hầu hết tố cáo đều xuất phát từ những người mua các con gà xinh đẹp này, chỉ để phát hiện rằng mồng của bầy con không như họ mong muốn.
Đương nhiên, gà rosecomb đã trải qua vô số cải tiến kể từ những ngày đầu tiên xuất hiện trước công chúng. Phần lớn công lao cải thiện giống gà đều nhờ những nhân vật người Anh. Enoch Hutton làm việc với giống gà trên bốn mươi năm, và đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc cải thiện chúng. Ông lai biến thể nhạn và ô với nhau để đạt được chất lượng tốt nhất ở mỗi dòng. Ông cũng đưa những con gà trống hamburg ô cỡ nhỏ vào chương trình lai tạo, để cải thiện cả hai dòng và chất lượng lông của rosecomb. Tương tự, G.H. Pickering cải thiện rosecomb bằng việc lai mái nhạn với trống hamburg ô. Ông chọn trống hamburg thay vì trống rosecomb bởi vì vào thời đó, chất lượng lông và tai của gà hamburg tốt hơn đa phần gà rosecomb (Bejach, 1992). Vào năm 1483, ông sở hữu một lữ quán ở Anh và nuôi một bầy nhỏ gà rosecomb. Có lẽ, vua Richard III thường ở trọ trong lữ quán của ông nơi ngài để ý đến lũ gà với vành tai nổi bật và bắt đầu nuôi vài con. Điều này, dĩ nhiên, khiến chúng trở nên rất phổ biến trong giới quý tộc Anh thời đó, và sự phổ biến này được duy trì cho đến tận ngày nay (Ahiers, 1992). Mặc dù, nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của giống gà còn chưa rõ ràng, bạn có thể đoan chắc rằng nó không hề có yếu tố thương mại. Hầu hết mọi người lai tạo chúng để triển lãm, hay chỉ để “làm cảnh” quanh nhà.
Gà rosecomb có lịch sử triển lãm tương đối lâu dài. Người ta trưng bày chúng lần đầu tại Triển lãm Boston lần thứ nhất vào năm 1849 (Bejach, 1992) rồi chúng tiếp tục xuất hiện từ đó cho đến ngày nay. Dẫu thay đổi tùy triển lãm hay khu vực, số lượng rosecomb trưng bày ngày càng nhiều khi giống gà trở nên phổ biến. Theo Jeffrey (1979), hai mươi ba con rosecomb được trưng bày tại Triển lãm New York 1893, trong khi sáu mươi con được trưng bày tại Triển lãm New York 1903. Những triển lãm ngày nay có thể có từ nửa tá đến vài trăm con rosecomb tùy quy mô. Gà rosecomb cả trong quá khứ lẫn hiện tại được cải thiện cho mục đích triển lãm. Người ta nuôi và trưng bày gà đơn giản bởi vì họ thích vẻ bề ngoài của chúng. Tiêu chuẩn Gà tre liệt rosecomb vào một trong mười giống gà phổ biến nhất ở Mỹ. Chúng ngày càng phổ biến, nhưng dường như có nhiều nhà lai tạo ở bờ đông hơn là ở bờ tây nước Mỹ.
Nhiều người gặp khó khăn khi lai tạo gà rosecomb, và có rất nhiều nguyên nhân gây ra điều này. Tỷ lệ thụ tinh dường như luôn thấp ở gà rosecomb, mà chủ yếu bắt nguồn từ việc lai cận huyết quá sâu giữa các dòng trong nỗ lực bảo tồn giống gà. Trong nhiều năm qua, nhiều nhà lai tạo mà tôi biết đã lai xa với những dòng gà khác, chấp nhận thu về chỉ hai hay ba con mỗi năm (theo kinh nghiệm của tôi). Theo tôi đến nay, việc lai xa ít ra cũng đem lại những kết quả tuyệt vời .
Tỷ lệ nở cũng có xu hướng thấp ở gà rosecomb và lý do duy nhất mà tôi được biết đó là phôi đặc biệt nhạy cảm với độ ẩm. Tôi nghe nói nhiều người gặp trường hợp này: phôi chết vào ngày ấp thứ mười bảy hay mười tám. Có lẽ nguyên nhân ở chỗ lồng ấp quá ẩm, nhất là vào giai đoạn nở, khiến gà con chết sặc bên trong vỏ. Giả sử gà có nở được, tôi thấy tốt nhất để chúng nở sớm trước mùa đông bởi chúng cần một thời gian dài để phát triển và ra lông đầy đủ.
Những người chơi gà rosecomb sẽ nói rằng chúng là những con gà đẹp nhất trên đời và vâng, có lẽ họ nói đúng . Nếu bạn chưa có con nào thì có lẽ đây là lúc bạn thử nuôi vài con gà xinh đẹp có nguồn gốc lâu đời này. Nào ta cùng nuôi gà đeo khuyên nhé!
Biến thể
Ô (black)
Điều (Black Breasted Red)
Điều nâu (Brown Red)
Điều xám (Blue Red)
Xám (Blue)
Xám mã đồng (Blue Brassy Back)
Đen mã đồng (Brassy Back)
Vàng xám (Lemon Blue)
Bông (Mottled)
Bướm (Red Pyle)
Tóe (Splash)
Nhạn (White)
nguồn sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét