Thứ Tư, 24 tháng 2, 2016

Kỹ năng nhìn gà và tuyển chọn gà chiến

Nói về việc chọn gà!
Bàn luận về vấn đề này là một câu chuyện dài và phức tạp. Ba Bảo tôi đây chơi gà từ năm đôi mươi, năm nay đã 67 tuổi rồi, vậy mà còn nhiều cái chưa biết. Mấy chục năm chơi gà, mua gà, đá gà liên tỉnh vậy mà đến nay mới chỉ gặp đôi ba con gà như ý. Tới năm 65 tuổi mới gặp được nhím kê, năm 64 tuổi mới gặp lưỡng nhãn, 63 tuổi mới gặp long biên... Kể chuyện gà tôi có thể kể 3 ngày, 3 đêm không hết.
Nói về chọn gà, tôi đã đọc nhiều sách, thuộc làu thơ Kinh kê từ thời thanh niên, nghiệm thực tết cũng hơn 50 năm nay, nhưng chẳng bao giờ dám nói mình giỏi. Nay mạo mụi xin viết đôi lời về kinh nghiệm chọn gà đá chia sẻ với với mọi người quan tâm để cùng bàn luận.
Chọn gà phải chọn cái gì?
Nhiều người mới tập tành chơi gà, hoặc là chơi lâu năm mà không có tính cầu thị liền nói: "cứ nhìn thế (lối) và chân đá tốt là được, đừng có sách vở quá". Nói như vậy chẳng khác người dốt sợ nghe người khác "nói chữ". Nhưng chúng ta có đặt ra câu hỏi, tại sao loại "dốt" đó giờ lại nhiều, đâu đâu cũng thấy? Hãy từ từ trả lời cùng tôi.
Với kinh nghiệm của tôi và những gì học được, tôi sẽ chọn gà theo nguyên tắt sau: NHẤT DÁNG - NHÌ TÔNG - TAM LÔNG -TỨ VẢY.
NHẤT DÁNG!
Tại sao các sư kê lại đề cao Dáng trước, mà đáng lẽ phải là tông dòng trước mới hợp lẽ chứ? Tôi xin kiến giải thâm ý của các bật tiền bói, các đại sư kê. Thử hỏi các bạn đã có dòng gà, có phải rằng dù dòng gà có hài lòng hay chưa hài lòng, khi gà con lên chúng ta cũng sẽ lựa trong bầy ra những con đẹp nhất để nuôi không? Và hỏi những người chưa có dòng gà nhà, phải đi tìm mua gà để chơi, có phải các bạn tìm con gà dáng đẹp trước hay không? Tất nhiên rồi! Tại sao lại như vậy? Dáng là cái gì?
Dáng gà bao gồm dáng đứng, dáng giọt mưa hay dáng đòn cân... Dáng bao gồm cần cổ, quản chân. Dáng bao gồm ngón dài hay ngắn, thắc hay thịt, cán thắc hay thị, chân vuông hay tròn. Dáng bao gồm bộ cánh, xếp hay xệ, lông dài hay ngắn. Dáng bao gồm đuôi, cuốn đuôi to hay thắc nhỏ. Cựa thì có nhiều loại, cược độc đinh hay lục đinh, cựa nhật nguyệt hay cựa đen,... dáng còn phải ẵm gà lên, kiểm tra lường gà có xâu không, dài không. Dáng đứng của cặp chân, vững không, hai quản chân có thẳng không, đuồi có nở không... dáng bao gồm mồng mặt và mỏ...
Giải thích một cách khoa học, những đặc điểm từ nãy giờ liệt kê về dáng là kiểu hình, kiểu hình này do gene quy định. Kiểu gene sao thì kiểu hình sẽ thể hiện như thế đó. Các bật sư kê tiền bói đã quan sát và đúc kết nên, kiểu hình nào thường có trên con gà nòi thuần chủng, kiểu hình nào có trên con gà hay. Ẵm con gà lên lường mỏng, nhìn thấy cuốn đuôi nhỏ, cặp chân thịt... mười phần đã lai 4, 5 phần. Gà tía lông mã vàng chói, tích trắng là gà pha nhiều đời loại. Cần cổ nhỏ ở cần 3, cuốn đuôi thắc và vảnh lên, đuồi nhỏ, lường mỏng cũng không nên nuôi tốn lúa... nói tóm lại, chọn gà phải chọn dáng trước vì nó là cái dễ nhìn thấy nhất, đó là vòng gửi xe. Một con gà nòi thuần chủng và chiến, nó sẽ có những hình dáng cụ thể mà hầu hết sách gà có viết. Như vậy, đối với chủ dòng và người đi mua gà đều phải chọn dáng làm đầu tiên để ít tốn thời gian và sai lầm trong chọn gà.
Dòng gà hay nhưng không phải con nào cũng tốt, nhiều lúc gene lặng gặp nhau sẽ xuất hiện gà dở, gà xấu. Người đi mua đâu biết dòng nào hay dở, chủ dòng nói thiệt hay lừa, vậy hãy dùng kinh nghiệm nhìn dáng trước rồi xem chân đá sau. Ví như chủ gà đưa con gà ngón ngắn hoặc ngón thịt, mình không cần xem chân đá làm gì uổng công. Loại gà ngón ngắn, ít hơn 17, 18 vảy, ngón thới ít hơn 6 vảy nuôi tốn lúa, nếu thắng độ chẳng qua gặp gà kém lực hoặc gà lai, hoặc ngón thịt. Nếu có dòng ngón quá ngắn hoặc ngón thịt, chậu to thì nên loại, tìm dòng khác nuôi.
Tóm lại, nếu biểu hiện ra dáng hình một con gà chuẩn (theo sách) nên chọn nuôi, đó là biểu hiện những tính trạng tốt.
NHÌ TÔNG
nuôi gà đá phải lấy tông dòng làm gốc, tất cả dáng hình đẹp, vảy viu đẹp, chân đá hay, thế tốt, chẳng để làm gì cả - nếu gà không bền. Một con mái dở chúng ta dễ dàng giúp dòng gà nhà hay lên nhờ vào trống tài, nhưng một con mái kém bền thì chẳng thể nào yên tâm mang gà đi đá, gà càng hay thua càng lớn. Nhưng đi mua gà, làm sao biết được gà mình mua thuộc dòng tốt hay xấu, vì thế các Sư Kê xếp Dáng Trước, để giúp chúng ta có thể tự chọn 1 chiến kê. Tuy nhiên, khi đã biết tông dòng mọi việc sẽ dễ dàng hơn để chọn một chiến kê, đôi khi chúng ta chỉ cần xem chân đá là đủ rồi. Có thể nói, việc chọn dáng gà là một phần để xác định tông dòng có thuần chủng gà nòi hay không. Vì vậy Tông dòng đứng sau khi chọn gà, không phải vì nó kém quan trọng hơn, mà bởi vì nó khó xác định được bằng mắt nhìn mà phải thẩm định bằng thực tế và thời gian. Đó là chưa nói, dòng tốt nhưng gene xấu thể hiện thì phải loại.
TAM LÔNG!
Chọn lông cũng như chọn Dáng, có hai mục đích, thứ nhất là gà nòi thuần chủng sẽ có những màu lông và tính chất lông nhất định, vì thế chọn lông là một phần của việc chọn gà thuần chủng, đòi hỏi kinh nghiệm. Lông gà chuẩn thường sẽ rất hay, màu lông đôi khi sẽ đi kèm với tính trạng màu chân... Việc chọn màu lông theo cung mệnh chủ kê đã lạc hậu. Ở miền Bắc hay nhầm lẫn lông bịp và lông ó, tôi sẽ đưa ra cách gọi và nhận biết đơn giản để không bị nhầm nữa, gà bịp, hay chính xác là tía bịp, cách gọi này mô phỏng con gà có màu lông giống con chim bìm bịp. Vậy tía bịp là gà ô mã vàng, lông mã trên lưng và cánh có màu vàng như con bìm bịp. Gà ó có lông giống chim ó, lông con này thường giống lông gà mái, mã cũng mã mái.
Chọn lông các bạn nên đọc sách, viết rất chi tiết.
TỨ VẢY!
Vảy chân gà cũng như Dáng và Lông đều là kiểu hình được quy định bởi kiểu gene. Vì thế, gà nòi tài hay kém sẽ thường biểu hiện trên vảy, điều này không sai. Tuy nhiên, tài nghệ gà chỉ có giá trị khi nó là một con gà thuần chủng gà nòi, nếu không chẳng để làm gì cả. Ra chợ mua con gà thịt cũng có án thiên...
Nói đến đây chắc nhiều bạn đã hiểu tại sao bây giờ có nhiều "Đứa Dốt" mà hay nói bậy rồi, vì những người đó chẳng có một tý kiến thức gì về gà cũng như sinh học, chính vì thế bằng vốn kinh nghiệm kém cỏi, họ chẳng thể hiểu được những gì người biết nói.
Nhiều người quan sát thấy nhiều điều sách viết nhưng không đúng thực tế, liền bảo sách viết sai, không tin nữa, bản thân họ là to nhất, giỏi nhất. Họ đâu biết rằng sách viết cho gà nòi thuần chủng, còn kinh nghiệm thực tế của họ quan sát được là trên những con gà lai nhiều đời. Nhiều người tự hào gà họ thắng đối thủ trong vài ba hồ nước gà đối thủ chạy kêu oát oát, họ đâu biết rằng họ may mắn gặp loại gà lai hoặc gà bở, thắng lợi đó không đáng tự hào. Rồi chủ con gà thua nếu không biết, lại nói gà tôi có án thiên, tứ trụ, huyền trâm, iểm long... sao dở thế? - từ đó có ngộ nhận.
Vậy để chọn con gà tài, các bạn hãy chọn cho mình một con gà thuần chủng gà nòi trước, sau đó chọn chân đá thế thần sau. Chọn tông dòng một phần qua Dáng và Lông. Bạn nào không có kinh nghiệm xem vảy, có thể bỏ qua bước này mà xem trực tiếp chân đá, thế thần (lối). Chọn gà xong, hãy xem thế đá, đòn đá để chọn ra một chiến kê thực thụ. Tuy nhiên, nhiều con gà xổ đá không hay đừng vội loại nó, ví như gà Long biên, sách viết "long biên chồng tiền mới đá", không sai đâu, gà long biên đá xổ rất dở nhưng vào độ thì hạ đối thủ chỉ một vài đòn...
Kinh kê viết "NHẤT LỰC, NHÌ TÀI" điều này là chân lý không thể bàn cãi nữa. Tuy nhiên nhiều kẻ còn chưa biết điều này. Tôi sẽ cố gắng tranh thủ thời gian viết thêm nhiều luận điểm chia sẻ với mọi người.
"Con gà hay sẽ được nâng tầm hoặc lụi bại trong tay người chủ". Các bạn đã chọn được gà hay hãy học cách nuôi. Bản thân tôi đã lớn tuổi không chăm gà được như xưa, nhiều lúc có gà tuyệt đỉnh nhưng không nuôi được, cũng không dám bán đi sợ rơi vào tay người chưa biết nuôi thì oan uổng con gà. Vì thế khi ai mua gà, tôi thường hỏi, bạn chơi gà được bao lâu, biết nuôi gà không, mong bạn đừng tự ái.
Trân trọng ( Xin phép nếu ai là chủ của bài này,  Bài coppy trên mạng ae tham khảo và học hỏi cho vui)


Chủ Nhật, 21 tháng 2, 2016

CÁCH DÙNG THUỐC CÔNG VÀ THUỐC THỦ

CÁCH DÙNG THUỐC CÔNG VÀ THUỐC THỦ
************************
Có 1 số ae hỏi mình về cách dùng thuốc công và thuốc thủ của Thái Lan cho gà. Vậy bh mình post bài này ae tham khảo,làm sao để dùng hiệu quả nhất có thể,giúp gà phát huy 200 % công lực khi tấn công và bền bỉ khi phòng thủ.
1. Dùng thuốc công Thái Lan có tốt hay ko
- Đầu tiên phải khẳng định là TỐT !
- 1 số ae cho rằng dùng thuốc công là ko tốt,hay dùng 1 trận sau đó sẽ hỏng con gà,đây là 1 cách hiểu sai lầm. Thái Lan đi trước Việt Nam rất xa trong việc áp dụng công nghệ cao,khoa học vào gà chọi,chính vì thế ko thể nào ngta lại dùng loại hại cho gà đc.
- tại sao ko thể thao ngta cấm sử dụng doping,chính bởi vì khi thi đấu,vđv có doping sẽ chiếm lợi thế rất lớn so với vđv ko dùng,nếu ngang tài ngang sức,thì phần thắng thường sẽ nghiêng về vđv có doping. Trongaa gà chọi cũng như vậy,1 con đá 10, 1 con đá 1 thì doping gần như ko nghĩa lí j,nhưng 2 con ngang đòn ngang lối,nếu 1 con đc dùng thuốc công sẽ nắm phần thắng đến 80% (ko tính những đòn độc chân 1 phát hết giá luôn,hay đòn mất mắt,...)
1 lần nữa tôi khảng định với ae có điều kiện dùng,thì là tốt,có thuốc vẫn hơn !
2. Con gà dùng thuốc công - thủ sẽ khác như thế nào ?
- khi sử dụng thuốc công,con gà sẽ xoay chuyển tốt hơn,dẻo dai hơn,đỡ thở hơn,ra đòn vũ bão. Cảm giác như đá với 200% thể lực.
- khi sử dụng thuốc thủ con gà sẽ bền bỉ hơn,chai lì hơn,chịu đòn cực tốt.
3. Dùng thuốc công - thủ như thế nào là ok ?
Ở đây có 1 số ae sai lầm,thậm chí rất nhiều ae sai lầm về thời điểm sử dụng thuốc công,cứ nghĩ là đá vài hồ,khi gà sa thế mới bơm vào,cách dùng này kém hiệu quả,gần như ko có tác dụng. Thuốc công phải uống trc khi đá 5-7 phút,để khi con gà vẫn đang tràn sức nhất,thì nó đc tiếp thêm năng lượng,dồn đòn đánh gục đối thủ,chứ lúc mình xuống giá 2 rồi thì tắm thuốc công chưa chắc đã lên bằng đc,đừng nói là uống mà ăn lại
* thuốc công : thuốc công có 2 loại công nước và công viên con nhộng
- trước khi đá 5 - 7 phút,ngay lúc cho ăn cơm uống nước chuẩn bị vào trận,thì cho uống luôn,bơm vào mồm cho gà 2/3 ống thuỷ tinh thuốc nước + 1/4 viên con nhộng,rút ra đong 1/4 đổ vào mồm gà rồi lại đóng vào. Chú ý tay phải khô,nếu ướt sẽ làm mềm nhũn vỏ của viên con nhộng,ảnh hưởng đến những lần sau rút ra đóng vào
- mỗi hồ ra chữa đều cho uống lặp lại như thế
- sau khi cho uống lần đầu,cho uống thêm 1 viên thiết đản = hạt đậu xanh,sẽ giúp vận mạch tối đa
* thuốc thủ : khi cảm thấy gà mình ko còn cửa bật nữa,thì cho thuốc thủ vào,mục đích để giữ làm ngổ hoặc ăn vạ khoán hồ hoặc chờ hết giờ hoà bom bom
- mỗi hồ cho 1/4 viên con nhộng thuốc thủ,rồi lại đóng lại,hồ sau tiếp tục
- tuyệt đối ko đc cho quá 1/4,con gà sẽ bị mê man đi
- khi dùng thuốc thủ vẫn phải dùng thuốc công nước và công viên bình thường. Lí do thuốc công để con gà có sức,còn thuốc thủ làm giảm đau,tê đi
- nếu đang dùng thuốc công mà bỏ 1-2 hồ ko dùng con gà sẽ xỉu đi,cảm giác ko còn chút sức nào nữa,dễ thua ngay,tuyệt đối trong trận đã dùng là ko đc bỏ
Phía trên là cách sử dụng thuốc,bên dưới đây mình sẽ đưa hình minh hoạ,loại mình thường dùng mà cũng là loại phổ biến nhất bh,là hộp 3 lọ,thường gọi là công 3 Ghi,gồm 1 lọ công nước NAMDAM,1 lọ công con nhộng YARBIN,1 lọ thủ YARTON. Giá trung bình trên thị trường tuỳ chỗ từ 1,2tr đến 1,4tr. Còn các loại khác mình chưa sử dụng nên ko rõ lắm
CHÚC AE LUÔN SỞ HỮU NHỮNG CHIẾN KÊ TUYỆT VỜI !
# Nguồn Face: Hoài Nam.