Thứ Ba, 13 tháng 9, 2016

CÁCH ĐIỀU TRỊ GÀ BỊ KHÒ KHÈ VÀ SỔ MŨI


Bài trị gà khò khè với xổ mũi và gà ăn nhiều nhưng ốm.
Đây là cách mình áp dụng trị CHO GÀ NHÀ VÀ ĐÃ CÓ HIỆU NGHIỆM. TẤT CẢ ĐỀU MUA Ở THUỐC TÂY:
1) Viên màu trắng: (CHLORAMPHENICOL 250MG): gọi là TI PHÔ
2)Viên màu Đỏ: (COLDACMIN): trị xổ mũi ở người
3) VITAMIN B1 50MG

-TRỊ BỆNH :
+ GÀ KHÒ KHÈ ,XỔ MŨI : 1v CHLORAMPHENICOL + 1v COLDACMIN
+ GÀ ỐM SÚT CÂN KÈM KHÒ KHÈ XỔ MŨI: 1v CHLORAMPHENICOL + 1v COLDACMIN + 2v B1
+ GÀ KÉN ĂN : 1v CHLORAMPHENICOL + 2v B1

- TẤT CẢ THUỐC TRÊN MUA Ở TIỆM THUỐC TÂY !
- LIỀU TRÊN DÙNG CHO GÀ NÒI,GÀ TRE GIẢM XUỐNG 1/2

CHÚC AE CHƠI GÀ LUÔN LUÔN CÓ ĐƯỢC NHỮNG CHIẾN KÊ SUNG SỨC NHẤT !!!!!!
Nguồn sưu tầm từ FB

Thứ Tư, 20 tháng 4, 2016

TÂM LÝ HỌC GÀ CHỌI

TÂM LÝ HỌC GÀ CHỌI
Doc. Teddy Tanchancho, On Gamecock Conditioning.
[DienDanCaCanh, lược dịch bởi vnreddevil]
Để nắm được tâm lý của gà chọi, bạn phải có “kê tâm”! Tôi muốn nói rằng bạn phải tư duy từ quan điểm của gà qué – ý tôi là bạn cần “đi guốc trong bụng của chúng”. Đây là cách:
Gà qué nói chung, và cả gà chọi nữa, thuộc về lớp chim Aves. Lớp này bao gồm nhiều loài từ chim ruồi cho đến đà điểu. Tên khoa học của gà (kể cả gà chọi) là Gallus gallus domesticus. Về cơ bản, điều mà các sư kê chúng ta quan tâm, đó là gà không thuộc về nhóm chim săn mồi. Gà là con mồi. Chúng không giống như diều hâu và đại bàng vốn săn đuổi thú vật và chim chóc khác. Trên thực tế, gà và gà con ngoài bãi thả là món ăn yêu thích của diều hâu, rắn và những động vật sắn mồi khác. Điều này có nghĩa ngoài tự nhiên, gà phải luôn cảnh giác trước bất kỳ mối đe dọa cận kề nào. Như với bất kỳ loài chim nào khác, chúng phải khoác lên bộ mặt bóng bẩy nhằm làm nhụt chí kẻ săn mồi tiềm tàng. Những loài săn mồi như mèo rừng, chồn, trăn .v.v. có thể xác định những con mồi tiềm năng có biểu hiện bệnh tật hoặc chấn thương. Do vậy, gà chọi luôn thể hiện bộ mặt kiêu hãnh bất cứ khi nào bạn đến gần, cho dù đó chỉ là giả bộ.
Như chim và những động vật khác, gà chọi xác định lãnh địa và mục đích chính trong đời chúng là mở rộng lãnh địa của mình. Một lãnh địa rộng lớn đồng nghĩa với nhiều không gian hơn để kiếm ăn, nhiều mái hơn và tự do hơn. Bất kỳ con gà chọi nào khác tiến vào lãnh địa này chắc chắn sẽ phải đối mặt với sự kháng cự quyết liệt. Việc xác định lãnh địa cũng là một nguyên nhân khiến gà gáy. Tương tự như sư tử gầm rú, tiếng gáy khẳng định một lãnh địa nhất định. Tiếng gáy đáp lại đồng nghĩa với sự thách thức đối với uy quyền của nó. Hiểu điều này, sư kê phải ghi chú khoảng cách giữa dây cột và lồng khởi động (limbering pen) của gà trong quá trình biệt dưỡng. Lồng khởi động bố trí quá gần nhau sẽ dẫn đến đá lộn giữa những con nhốt ở bên trong. Điều này cũng đúng với dây cột. Khoảng cách tối ưu giữa hai trống cột dây là 3 feet [1m], để chúng luôn trong trạng thái cảnh giác nhưng không đến mức đá lẫn nhau. Nếu gà của bạn từng bố trí thật gần trống khác, sự tự tin sẽ khiến chúng mất mạng trong trường đấu. Bạn có bao giờ tự hỏi vì sao một số gà chọi ngay lập tức đá vào địch thủ, còn số khác chậm rãi tiếp cận địch thủ khi được thả trong trường đấu? Lồng lớn và dây cột dài hơn luôn là tốt nhất khi tính đến khoảng cách giữa các chiến kê trong quá trình biệt dưỡng.
Với trống tơ, chúng là những con trống non bên lề vốn chưa thiết lập lãnh địa riêng, vì vậy chúng thích đá với kích động nhỏ nhất để vươn lên thứ hạng bầy đàn và thiết lập lãnh địa riêng. Đấy là lý do tại sao hầu hết trống tơ đều hung hăng hơn so với trống đã thay lông. Qua những trận đấu này, trống tơ cũng học hỏi cách đá cơ bản. Chúng học hỏi qua kinh nghiệm. Do đó, nếu bạn có gà tơ đá lộn ngoài bãi thả, thì cần thời gian để nó vượt qua tâm lý này. Một cách để hạn chế tâm lý này là nhốt trống tơ vào lồng với một hay hai mái để nó có thể rượt đuổi và đạp mái và thể hiện bản năng con trống của mình.
Trong quá trình biệt dưỡng, khái niệm lãnh địa cũng là một nguyên tắc định hướng. Chúng ta áp dụng phương pháp xoay tua không chỉ để tránh “hội chứng buồn chán”, mà còn để trống tơ làm quen với môi trường khác. Quan tâm của nó về những địa điểm/lồng khác nhau mà chúng ta xoay tua, sẽ khiến nó cảm thấy an toàn và xác định khu vực đó là của riêng mình. Với tâm lý bắt đầu nảy nở này, nó có nhiều lý do để đá với năng lực tối đa vào ngày xuất trường.
Về chiến kê đá người, hiện tượng này chủ yếu liên quan đến dòng gà. Được biết một số dòng gà sản sinh ra chiến kê đá người trong số bầy con trong khi những dòng khác cho ra gà thuần hậu. Gà không phải là loài động vật đầu tiên được con người thuần dưỡng. Việc thuần dưỡng này dẫn đến kết quả rằng hầu hết gà chọi đều không coi con người là kẻ săn mồi. Con người là nhà cung cấp (thức ăn và nước uống), hiếm khi có tay chăm gà hay sư kê nào lại làm tổn thương những chiến kê yêu quý của mình, theo cách mà chó, rắn hay đại bàng vẫn làm. Do đó, gà chọi biết rằng nó có thể mổ và đá người mà không chịu hậu quả tai hại nào. Để hạn chế tật đá người trong bầy gà của bạn, hãy chỉ cản những con tính khí “vừa phải”. Đừng đưa chúng vào nơi có nhiều người qua lại, điều khiến chúng khó chịu. Hiển nhiên, cần tránh bồng bế thô bạo gà của bạn. Gà đá người rất khó bồng bế và huấn luyện trong quá trình biệt dưỡng. Hãy ghi nhớ điều đó.
Nguồn: Face  Hội Gà Mỹ Miền Nam

Thứ Tư, 30 tháng 3, 2016

Chưa mốc lác bằng phương pháp uống

- Mốc là vấn nạn cho các anh em nuôi gà. Đặc biệt vào mùa rét ẩm. Đã có nhiều anh em chia sẻ bào thuốc chữa mốc. Bôi có thuốc thái có thuốc gia truyền có đều có tác dụng nhất định.
- Sau đây mình giới thiệu cho ae 1 loại thuốc uống của người chữa gà mốc nặng mà mình đã sử dụng ko ảnh hưởng đến gân cốt con gà và đặc biệt gà tự đỏ từ trong ra không cần rửa.
- Cho uống 1 viên sau nghỉ 15 - 20 ngày ko vần gà tự đỏ từ trong ra đây là hình ảnh và tên thuốc các bạn quan tâm tìm hiêj thuốc tây mua nhé! (20k/ vỉ), Chúc thành công
* Lưu ý: Đây gà mốc nặng và cho ae nào không có thời gian rửa phơi thì áp dụng chứ nếu nhẹ rửa phơi là tốt nhất./.

Nguồn Face: Cong Van Duong 


Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2016

Thêm một phương pháp chữa sưng củ bàn cho gà chiến mới


Chữa gà xưng củ bàn nhé !
1./ Nhộng lao đỏ - RiFampicin
2./ Anphachoy - Chống sưng phù nề
3./ Alexan
4./ Tetracylin mỡ
Bước 1: Cho gà ngâm chân nước đá lạnh khoảng 15-30'
Bước 2: Cho gà uông 1 viên nhộng lao đỏ 2 viên anphachoy 1 viên alexan?
Sau đó bôi tetarsilin đều vào chân
Cho gà chuồng sạch sẽ tránh đi lại ko cho gà ngủ cầu ?
Nhộng lao đỏ anphachoy tác dụng tiêu viêm kháng sưng phù nề tránh nhiễm trùng giảm đau
Alexan giảm đau nhanh các phần cơ
Tertasilin mỡ giảm đau mát
Chúc anh em thành công ?


Face: Ngày Về Không Thấy






Thứ Tư, 9 tháng 3, 2016

Chữa Hen hay khò khè cho gà chiến

Ery mua ở hiệu thuốc tây. Đổ nửa gói vào xi lanh + nước xục đều bơm vào mồm.
Còn thuốc nhỏ hen kia mua ở thú y. Nhỏ cho khoảng 10 giọt ngay sau đó. Là ok.

LÀM THẾ NÀO KHi GÀ VẦN KỸ, ĂN ĐỘ , VẦN ĐÒN SÁT HẠCH ; VỀ KHÔNG TỤT LỰC ... ỐM ?



LÀM THẾ NÀO KHi GÀ VẦN KỸ, ĂN ĐỘ , VẦN ĐÒN SÁT HẠCH ;
VỀ KHÔNG TỤT LỰC ... ỐM ?
Theo kinh nghiệm của Thày Tôi thì sau khi gà ăn Kỳ sâu khuya về vệ sinh rửa mặt , ngâm chân , rửa nước muối gừng , sát trùng vết thương cho gà ko bị kén ; cho vào sấy khô lông , vào thùng thắp đèn giữ thân nhiệt ổn định 3 ngày ...
Sang ngày thứ 456 tắt đèn phòng gà khô da bôi lên da lớp nghệ mật ong , hoặc dầu body Oil Oliu . Để hoạt chất vita min nuôi da 6 tiếng ngấm ... Chiều tối dùng nước om lau rử sạch sấy khô lông cho đi ngủ sớm .
**Về ăn cho gà ăn kỳ về thì ta lên 3 ngày đầu cho ăn cơm trộn cám !!?? Tại sao phải ăn vậy là vì gà đi đánh về ít nhiều dạ dày bị Tổn thương ta gúp nó tiêu hoá nhàn , con gà phung phí hết nội lực chiến đấu , phải che chắn chống gió mất nhiệt do lạnh ....
(( một số bạn non lớp gà đánh về khoe : 6 hồ vẫn gáy te te ăn thóc bình thường ,,, hjhj mọi người like thán phục ... Nhưng 20 ngày sau thì cái hậu quả trả giá !!! Con gà da bủng , tụt lực bỏ ăn , lân xà mở đón gió lạnh Ông chủ không biết bỏ ngủ ngoài chồng đón gió lạnh cảm , thương Hàn ... Chết bi thảm trong im lặng mà dấu rốt chẳng giám thanh minh ))
***Trở lại với ngày thứ 789 cho con gà ra ngoài bãi vắng thả bới hoang nửa ngày buổi sáng , 3 ngày liền (tránh khu vực có gà phu chăn mái )
Làm như vậy con gà nó tự đi tìm cây cỏ , ốc sên non , trứng kiến , lá mui , lá chó đẻ , ngọn cỏ gà , ít đất núi ... Theo bản năng chữa trị sinh tồn của nó , mà chúng ta chưa thể khám phá hỗ trợ nó ; biết nó tổn thương gan ? Phổi hay lục phủ ngũ tạng gì ... ???Hãy cứ tạo điều kiện cho nó lang thang tìm cỏ cây hoa lá , đất , sỏi ...vv Tự nó điều trị bản thân sinh tồn theo quy luật vài ngày da sẽ đỏ ra là ok đấy !!!!! .
Bài viết theo đa số bạn đọc gửi thư về lên thày buộc lòng tặng lại các cháu ! Tất nhiên còn nhiều người có kinh nghiệm hay mong rằng AE vì tương lai con em chúng ta mà viết bài giúp quần chúng , các bạn trẻ non nớt ... Nhé !
Nguồn Face:
Yeu Bonsai Cay Canh

Thứ Ba, 1 tháng 3, 2016

Công thức om gà

E chia sẻ cho các bác nào chưa biết về thành phần lá om gà còn ai biết rùi thì e k dám múa rìu qua mắt thợ.
Vẫn thiếu 1 vị mà lúc nào om gà e cũng phải cho k thể thiếu mà mùa này k có đó là lá Hương Nhu giải cảm. Công thức riêng tôi vẫn dùng bao năm qua:
Sả, ngải cứu, nghệ, lá trầu, lá chè tươi hay chè khô, rượu, quế, hoa hồi, và phèn chua, vỏ bòng, hay lá bòng, lá tre, lá ổi,
#Nguồn Face: Phạm Hiệp


Thứ Tư, 24 tháng 2, 2016

Kỹ năng nhìn gà và tuyển chọn gà chiến

Nói về việc chọn gà!
Bàn luận về vấn đề này là một câu chuyện dài và phức tạp. Ba Bảo tôi đây chơi gà từ năm đôi mươi, năm nay đã 67 tuổi rồi, vậy mà còn nhiều cái chưa biết. Mấy chục năm chơi gà, mua gà, đá gà liên tỉnh vậy mà đến nay mới chỉ gặp đôi ba con gà như ý. Tới năm 65 tuổi mới gặp được nhím kê, năm 64 tuổi mới gặp lưỡng nhãn, 63 tuổi mới gặp long biên... Kể chuyện gà tôi có thể kể 3 ngày, 3 đêm không hết.
Nói về chọn gà, tôi đã đọc nhiều sách, thuộc làu thơ Kinh kê từ thời thanh niên, nghiệm thực tết cũng hơn 50 năm nay, nhưng chẳng bao giờ dám nói mình giỏi. Nay mạo mụi xin viết đôi lời về kinh nghiệm chọn gà đá chia sẻ với với mọi người quan tâm để cùng bàn luận.
Chọn gà phải chọn cái gì?
Nhiều người mới tập tành chơi gà, hoặc là chơi lâu năm mà không có tính cầu thị liền nói: "cứ nhìn thế (lối) và chân đá tốt là được, đừng có sách vở quá". Nói như vậy chẳng khác người dốt sợ nghe người khác "nói chữ". Nhưng chúng ta có đặt ra câu hỏi, tại sao loại "dốt" đó giờ lại nhiều, đâu đâu cũng thấy? Hãy từ từ trả lời cùng tôi.
Với kinh nghiệm của tôi và những gì học được, tôi sẽ chọn gà theo nguyên tắt sau: NHẤT DÁNG - NHÌ TÔNG - TAM LÔNG -TỨ VẢY.
NHẤT DÁNG!
Tại sao các sư kê lại đề cao Dáng trước, mà đáng lẽ phải là tông dòng trước mới hợp lẽ chứ? Tôi xin kiến giải thâm ý của các bật tiền bói, các đại sư kê. Thử hỏi các bạn đã có dòng gà, có phải rằng dù dòng gà có hài lòng hay chưa hài lòng, khi gà con lên chúng ta cũng sẽ lựa trong bầy ra những con đẹp nhất để nuôi không? Và hỏi những người chưa có dòng gà nhà, phải đi tìm mua gà để chơi, có phải các bạn tìm con gà dáng đẹp trước hay không? Tất nhiên rồi! Tại sao lại như vậy? Dáng là cái gì?
Dáng gà bao gồm dáng đứng, dáng giọt mưa hay dáng đòn cân... Dáng bao gồm cần cổ, quản chân. Dáng bao gồm ngón dài hay ngắn, thắc hay thịt, cán thắc hay thị, chân vuông hay tròn. Dáng bao gồm bộ cánh, xếp hay xệ, lông dài hay ngắn. Dáng bao gồm đuôi, cuốn đuôi to hay thắc nhỏ. Cựa thì có nhiều loại, cược độc đinh hay lục đinh, cựa nhật nguyệt hay cựa đen,... dáng còn phải ẵm gà lên, kiểm tra lường gà có xâu không, dài không. Dáng đứng của cặp chân, vững không, hai quản chân có thẳng không, đuồi có nở không... dáng bao gồm mồng mặt và mỏ...
Giải thích một cách khoa học, những đặc điểm từ nãy giờ liệt kê về dáng là kiểu hình, kiểu hình này do gene quy định. Kiểu gene sao thì kiểu hình sẽ thể hiện như thế đó. Các bật sư kê tiền bói đã quan sát và đúc kết nên, kiểu hình nào thường có trên con gà nòi thuần chủng, kiểu hình nào có trên con gà hay. Ẵm con gà lên lường mỏng, nhìn thấy cuốn đuôi nhỏ, cặp chân thịt... mười phần đã lai 4, 5 phần. Gà tía lông mã vàng chói, tích trắng là gà pha nhiều đời loại. Cần cổ nhỏ ở cần 3, cuốn đuôi thắc và vảnh lên, đuồi nhỏ, lường mỏng cũng không nên nuôi tốn lúa... nói tóm lại, chọn gà phải chọn dáng trước vì nó là cái dễ nhìn thấy nhất, đó là vòng gửi xe. Một con gà nòi thuần chủng và chiến, nó sẽ có những hình dáng cụ thể mà hầu hết sách gà có viết. Như vậy, đối với chủ dòng và người đi mua gà đều phải chọn dáng làm đầu tiên để ít tốn thời gian và sai lầm trong chọn gà.
Dòng gà hay nhưng không phải con nào cũng tốt, nhiều lúc gene lặng gặp nhau sẽ xuất hiện gà dở, gà xấu. Người đi mua đâu biết dòng nào hay dở, chủ dòng nói thiệt hay lừa, vậy hãy dùng kinh nghiệm nhìn dáng trước rồi xem chân đá sau. Ví như chủ gà đưa con gà ngón ngắn hoặc ngón thịt, mình không cần xem chân đá làm gì uổng công. Loại gà ngón ngắn, ít hơn 17, 18 vảy, ngón thới ít hơn 6 vảy nuôi tốn lúa, nếu thắng độ chẳng qua gặp gà kém lực hoặc gà lai, hoặc ngón thịt. Nếu có dòng ngón quá ngắn hoặc ngón thịt, chậu to thì nên loại, tìm dòng khác nuôi.
Tóm lại, nếu biểu hiện ra dáng hình một con gà chuẩn (theo sách) nên chọn nuôi, đó là biểu hiện những tính trạng tốt.
NHÌ TÔNG
nuôi gà đá phải lấy tông dòng làm gốc, tất cả dáng hình đẹp, vảy viu đẹp, chân đá hay, thế tốt, chẳng để làm gì cả - nếu gà không bền. Một con mái dở chúng ta dễ dàng giúp dòng gà nhà hay lên nhờ vào trống tài, nhưng một con mái kém bền thì chẳng thể nào yên tâm mang gà đi đá, gà càng hay thua càng lớn. Nhưng đi mua gà, làm sao biết được gà mình mua thuộc dòng tốt hay xấu, vì thế các Sư Kê xếp Dáng Trước, để giúp chúng ta có thể tự chọn 1 chiến kê. Tuy nhiên, khi đã biết tông dòng mọi việc sẽ dễ dàng hơn để chọn một chiến kê, đôi khi chúng ta chỉ cần xem chân đá là đủ rồi. Có thể nói, việc chọn dáng gà là một phần để xác định tông dòng có thuần chủng gà nòi hay không. Vì vậy Tông dòng đứng sau khi chọn gà, không phải vì nó kém quan trọng hơn, mà bởi vì nó khó xác định được bằng mắt nhìn mà phải thẩm định bằng thực tế và thời gian. Đó là chưa nói, dòng tốt nhưng gene xấu thể hiện thì phải loại.
TAM LÔNG!
Chọn lông cũng như chọn Dáng, có hai mục đích, thứ nhất là gà nòi thuần chủng sẽ có những màu lông và tính chất lông nhất định, vì thế chọn lông là một phần của việc chọn gà thuần chủng, đòi hỏi kinh nghiệm. Lông gà chuẩn thường sẽ rất hay, màu lông đôi khi sẽ đi kèm với tính trạng màu chân... Việc chọn màu lông theo cung mệnh chủ kê đã lạc hậu. Ở miền Bắc hay nhầm lẫn lông bịp và lông ó, tôi sẽ đưa ra cách gọi và nhận biết đơn giản để không bị nhầm nữa, gà bịp, hay chính xác là tía bịp, cách gọi này mô phỏng con gà có màu lông giống con chim bìm bịp. Vậy tía bịp là gà ô mã vàng, lông mã trên lưng và cánh có màu vàng như con bìm bịp. Gà ó có lông giống chim ó, lông con này thường giống lông gà mái, mã cũng mã mái.
Chọn lông các bạn nên đọc sách, viết rất chi tiết.
TỨ VẢY!
Vảy chân gà cũng như Dáng và Lông đều là kiểu hình được quy định bởi kiểu gene. Vì thế, gà nòi tài hay kém sẽ thường biểu hiện trên vảy, điều này không sai. Tuy nhiên, tài nghệ gà chỉ có giá trị khi nó là một con gà thuần chủng gà nòi, nếu không chẳng để làm gì cả. Ra chợ mua con gà thịt cũng có án thiên...
Nói đến đây chắc nhiều bạn đã hiểu tại sao bây giờ có nhiều "Đứa Dốt" mà hay nói bậy rồi, vì những người đó chẳng có một tý kiến thức gì về gà cũng như sinh học, chính vì thế bằng vốn kinh nghiệm kém cỏi, họ chẳng thể hiểu được những gì người biết nói.
Nhiều người quan sát thấy nhiều điều sách viết nhưng không đúng thực tế, liền bảo sách viết sai, không tin nữa, bản thân họ là to nhất, giỏi nhất. Họ đâu biết rằng sách viết cho gà nòi thuần chủng, còn kinh nghiệm thực tế của họ quan sát được là trên những con gà lai nhiều đời. Nhiều người tự hào gà họ thắng đối thủ trong vài ba hồ nước gà đối thủ chạy kêu oát oát, họ đâu biết rằng họ may mắn gặp loại gà lai hoặc gà bở, thắng lợi đó không đáng tự hào. Rồi chủ con gà thua nếu không biết, lại nói gà tôi có án thiên, tứ trụ, huyền trâm, iểm long... sao dở thế? - từ đó có ngộ nhận.
Vậy để chọn con gà tài, các bạn hãy chọn cho mình một con gà thuần chủng gà nòi trước, sau đó chọn chân đá thế thần sau. Chọn tông dòng một phần qua Dáng và Lông. Bạn nào không có kinh nghiệm xem vảy, có thể bỏ qua bước này mà xem trực tiếp chân đá, thế thần (lối). Chọn gà xong, hãy xem thế đá, đòn đá để chọn ra một chiến kê thực thụ. Tuy nhiên, nhiều con gà xổ đá không hay đừng vội loại nó, ví như gà Long biên, sách viết "long biên chồng tiền mới đá", không sai đâu, gà long biên đá xổ rất dở nhưng vào độ thì hạ đối thủ chỉ một vài đòn...
Kinh kê viết "NHẤT LỰC, NHÌ TÀI" điều này là chân lý không thể bàn cãi nữa. Tuy nhiên nhiều kẻ còn chưa biết điều này. Tôi sẽ cố gắng tranh thủ thời gian viết thêm nhiều luận điểm chia sẻ với mọi người.
"Con gà hay sẽ được nâng tầm hoặc lụi bại trong tay người chủ". Các bạn đã chọn được gà hay hãy học cách nuôi. Bản thân tôi đã lớn tuổi không chăm gà được như xưa, nhiều lúc có gà tuyệt đỉnh nhưng không nuôi được, cũng không dám bán đi sợ rơi vào tay người chưa biết nuôi thì oan uổng con gà. Vì thế khi ai mua gà, tôi thường hỏi, bạn chơi gà được bao lâu, biết nuôi gà không, mong bạn đừng tự ái.
Trân trọng ( Xin phép nếu ai là chủ của bài này,  Bài coppy trên mạng ae tham khảo và học hỏi cho vui)


Chủ Nhật, 21 tháng 2, 2016

CÁCH DÙNG THUỐC CÔNG VÀ THUỐC THỦ

CÁCH DÙNG THUỐC CÔNG VÀ THUỐC THỦ
************************
Có 1 số ae hỏi mình về cách dùng thuốc công và thuốc thủ của Thái Lan cho gà. Vậy bh mình post bài này ae tham khảo,làm sao để dùng hiệu quả nhất có thể,giúp gà phát huy 200 % công lực khi tấn công và bền bỉ khi phòng thủ.
1. Dùng thuốc công Thái Lan có tốt hay ko
- Đầu tiên phải khẳng định là TỐT !
- 1 số ae cho rằng dùng thuốc công là ko tốt,hay dùng 1 trận sau đó sẽ hỏng con gà,đây là 1 cách hiểu sai lầm. Thái Lan đi trước Việt Nam rất xa trong việc áp dụng công nghệ cao,khoa học vào gà chọi,chính vì thế ko thể nào ngta lại dùng loại hại cho gà đc.
- tại sao ko thể thao ngta cấm sử dụng doping,chính bởi vì khi thi đấu,vđv có doping sẽ chiếm lợi thế rất lớn so với vđv ko dùng,nếu ngang tài ngang sức,thì phần thắng thường sẽ nghiêng về vđv có doping. Trongaa gà chọi cũng như vậy,1 con đá 10, 1 con đá 1 thì doping gần như ko nghĩa lí j,nhưng 2 con ngang đòn ngang lối,nếu 1 con đc dùng thuốc công sẽ nắm phần thắng đến 80% (ko tính những đòn độc chân 1 phát hết giá luôn,hay đòn mất mắt,...)
1 lần nữa tôi khảng định với ae có điều kiện dùng,thì là tốt,có thuốc vẫn hơn !
2. Con gà dùng thuốc công - thủ sẽ khác như thế nào ?
- khi sử dụng thuốc công,con gà sẽ xoay chuyển tốt hơn,dẻo dai hơn,đỡ thở hơn,ra đòn vũ bão. Cảm giác như đá với 200% thể lực.
- khi sử dụng thuốc thủ con gà sẽ bền bỉ hơn,chai lì hơn,chịu đòn cực tốt.
3. Dùng thuốc công - thủ như thế nào là ok ?
Ở đây có 1 số ae sai lầm,thậm chí rất nhiều ae sai lầm về thời điểm sử dụng thuốc công,cứ nghĩ là đá vài hồ,khi gà sa thế mới bơm vào,cách dùng này kém hiệu quả,gần như ko có tác dụng. Thuốc công phải uống trc khi đá 5-7 phút,để khi con gà vẫn đang tràn sức nhất,thì nó đc tiếp thêm năng lượng,dồn đòn đánh gục đối thủ,chứ lúc mình xuống giá 2 rồi thì tắm thuốc công chưa chắc đã lên bằng đc,đừng nói là uống mà ăn lại
* thuốc công : thuốc công có 2 loại công nước và công viên con nhộng
- trước khi đá 5 - 7 phút,ngay lúc cho ăn cơm uống nước chuẩn bị vào trận,thì cho uống luôn,bơm vào mồm cho gà 2/3 ống thuỷ tinh thuốc nước + 1/4 viên con nhộng,rút ra đong 1/4 đổ vào mồm gà rồi lại đóng vào. Chú ý tay phải khô,nếu ướt sẽ làm mềm nhũn vỏ của viên con nhộng,ảnh hưởng đến những lần sau rút ra đóng vào
- mỗi hồ ra chữa đều cho uống lặp lại như thế
- sau khi cho uống lần đầu,cho uống thêm 1 viên thiết đản = hạt đậu xanh,sẽ giúp vận mạch tối đa
* thuốc thủ : khi cảm thấy gà mình ko còn cửa bật nữa,thì cho thuốc thủ vào,mục đích để giữ làm ngổ hoặc ăn vạ khoán hồ hoặc chờ hết giờ hoà bom bom
- mỗi hồ cho 1/4 viên con nhộng thuốc thủ,rồi lại đóng lại,hồ sau tiếp tục
- tuyệt đối ko đc cho quá 1/4,con gà sẽ bị mê man đi
- khi dùng thuốc thủ vẫn phải dùng thuốc công nước và công viên bình thường. Lí do thuốc công để con gà có sức,còn thuốc thủ làm giảm đau,tê đi
- nếu đang dùng thuốc công mà bỏ 1-2 hồ ko dùng con gà sẽ xỉu đi,cảm giác ko còn chút sức nào nữa,dễ thua ngay,tuyệt đối trong trận đã dùng là ko đc bỏ
Phía trên là cách sử dụng thuốc,bên dưới đây mình sẽ đưa hình minh hoạ,loại mình thường dùng mà cũng là loại phổ biến nhất bh,là hộp 3 lọ,thường gọi là công 3 Ghi,gồm 1 lọ công nước NAMDAM,1 lọ công con nhộng YARBIN,1 lọ thủ YARTON. Giá trung bình trên thị trường tuỳ chỗ từ 1,2tr đến 1,4tr. Còn các loại khác mình chưa sử dụng nên ko rõ lắm
CHÚC AE LUÔN SỞ HỮU NHỮNG CHIẾN KÊ TUYỆT VỜI !
# Nguồn Face: Hoài Nam.




Thứ Ba, 19 tháng 1, 2016

Chữa gà mất lực, ốm trong

Ae để ý gà có dấu hiệu ốm trong, tụt lực:
* Đặc điểm, triệu chứng: Gà Mất lực, Ốm yếu gầy mò, Bỏ ăn, Thoát nhục, Rót ép.
** Chơi hàng này vào nhé. Thuốc Bentonlzym, 2 ngày/ 1 bi. Dùng 2 bi là ổn nặng quá thì chiếu cố thêm bi nữa.  ==> da dẻ hồng hào gáy ầm ầm thái độ cực tốt.
 *** Cách dùng: Tiêm vào đầu lườn phần thịt
Lưu ý: Mua hàng nhập thì công dụng phê hơn
**** Đừng thấy hay quá mà chơi quá liều lúc đấy công quá tôi ko chịu trách nhiệm đâu đấy.

*****Công dụng: Được trải nghiệm cực kỳ hiệu quả. Mua tiệm thuốc tây là có bán.
          Xin chia sẻ với anh em rộng rãi

#Face: THỌ ĐẠI ÚY 

Thứ Tư, 6 tháng 1, 2016

CHỮA MỐC GÀ

CHỮA MỐC GÀ
# Nguồn Face: Hoài Nam
Nhiều ae hỏi mình về việc chữa mốc cho gà,mình xin chia sẻ những j mình biết để đóng góp cùng ae
1. NGUYÊN NHÂN GÂY MỐC GÀ
Mốc gà thường do 1 số nguyên nhân sau đây :
- đá nhau xong ko vệ sinh tốt,thường vết mốc sẽ xuất hiện đầu tiên từ những chỗ trầy xước,có vảy đòn
- lây từ con nọ sang con kia,có thể qua chạm nhau lúc vần,qua khăn chữa gà chung,qua khăn om chung lây lan
- chuồng gà ko thông thoáng,ẩm thấp,bẩn lâu ko thay cát nền chuồng,vệ sinh kém,tối tăm,ko có ánh sáng mặt trời trực tiếp.
...v.v.... Và ...v.v....
2. BIỂU HIỆN
Như đã nói ở trên,mốc gà thường xuất phát đầu tiên từ những vết trầy xước,vết đòn ko đc vệ sinh kĩ,đầu tiên sẽ là những vết nhỏ,ko chữa nhanh nó sẽ lan ra như đồng xu,thậm chí là khắp người con gà,vết mốc có bờ trắng xung quanh,ở giữ màu da bạc hơn những chỗ ko bị,phần da bị bệnh bong ra như bụi phấn
3 . TÁC HẠI CỦA MỐC GÀ
- đầu tiên phải khẳng định mốc là bệnh,mà đã là bệnh thì ko tốt rồi
- gà bị mốc nhìn đã thấy ko có thiện cảm,ko muốn ôm vào người
- mốc làm gà ngứa ngáy,tối mất ngủ,gây suy nhược cơ thể,xuống sức,nhiều lúc vần còn như mất gân,thở dốc. Thực ra ko phải mất gân,mà là mất sức do thức đêm
- mốc làm da gà mỏng đi,ko dầy lên đc,ăn đòn phát rớm ngay
- mốc ăn vào chân lông gây bở chân lông,tụt lông,có con vì mốc mà tắc đường bài tiết của da gây kén lông khắp cổ,ko tốt cho gà chút nào
- vì mốc gây yếu gà như đã nói ở trên,mà con gà nào cũng ủ bệnh trong người,bệnh chỉ chờ gà yếu,đề kháng tụt để phát ra thôi,thế nên gà mốc nặng,nhất là lại thay đổi thời tiết đột ngột nữa thì rất dễ dẫn đến hen,ỉa phân xanh phân trắng,lên đậu,và các dịch bệnh khác nữa
4 . CÁCH CHỮA TRỊ
Cái này muôn màu muôn vẻ,mỗi người 1 phách,người thì dựa vào y học,người thì dựa vào kinh nghiệm dân gian,vân vân và vô vàn... Thường là có 1 số cách chữa sau đây
- thuốc mốc uống của người,mua ở hiệu thuốc tây
- thuốc mốc bôi của người,mua ở hiệu thuốc tây
- thuốc mốc bôi và uống của gà,mua ở nơi bán thuốc Thái Lan cho gà
- bôi nước điếu
- bôi diêm sinh trộn lẫn mỡ lợn hoặc dầu ăn
- tắm nước đun lá xà cừ
- lấy bột đỏ trong viên nhộng lao trộn lẫn tetacilin mỡ bôi lên
- dùng cồn ngâm cây bạch hạc bôi
- dùng cồn ngâm rễ cây thuốc lào bôi
...v.v... Và ...v.v...
Bạn có thể chọn 1 trong những cách trên xem cách nào bạn thích và hợp thì bạn làm
Tôi xin chia sẻ cách làm của tôi,với tôi thì đây là cách tốt,rẻ,tiện mà hiệu quả nhất,thuốc rẻ,dễ mua,thao tác nhanh ko phải đợi ngâm,giá chỉ 20.000 đ / 1 tuýp 25gram,dùng đc cho rất nhiều gà. Thuốc tên là KETOMYCINE,lát tôi sẽ post ảnh thuốc ở dưới để ae tham khảo,mua ở hiệu thuốc thú y,hàng Việt Nam luôn ae nhé,thuốc này còn có thể hoà nước cho uống hoặc bôi vào lông gà ngoáy trong họng hỗ trợ chữa nấm họng. Tất cả những cách trên tôi đã dùng hết nhưng ko cách nào tốt = cách này,thuốc này cũng rất tốt,mà lại rẻ
THAO TÁC :
- ae lấy nước trắng,ấm,sờ tay hơi nóng già 1 chút là ok,có thể lấy bàn chải đánh răng,khăn lau,lõi ngô khô để nhúng nước đánh,lau sạch sơ qua vết mốc. Có 1 điều sai lầm mà mình thấy rất nhiều ae mắc phải đó là nghiến răng chằng lợi,gồng tay nổi chuột ra sức đánh và lau đến nỗi vết mốc rớm cả máu ra,các bạn nghĩ như thế thuốc sẽ ngấm tốt hơn,thực ra là ko phải thế,khi bạn đánh như vậy lớp biểu bì tổn thương nặng,làm cho da mất nốt khả năng phòng vệ ít ỏi còn sót lại,càng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào sâu hơn. Chỉ nên lau,chà nhẹ cho kết lớp phấn và bờ trắng đi thôi thì dừng lại.
- nhốt gà ra chỗ nắng,thoáng mát
- khi gà khô vết bạn đã chà thì bạn bôi thuốc lên vết đó
- trường hợp bạn bôi vào buổi tối,ko có nắng,thì sau khi lau bạn lấy máy sấy tóc khò qua đi,cho khô se mặt vết thương rồi bôi thuốc thì thuốc sẽ ngấm tốt hơn
- ngày hôm sau bạn lau sạch sẽ đi,lại phơi khô và làm lại,3 ngày như thế thì dừng lại. Ở đây lại có 1 sai lầm ae hay mắc,đó là nghĩ bôi thuốc 1 lần rồi để nguyên 3 ngày sẽ tốt nhất,thực ra như thế ko tốt bằng hôm sau bạn lau đi và bôi lại lượt mới
- ngoài những chỗ bôi,thường là chỗ da đã cắt lông,thì bạn nên vạch cả những chỗ còn lông ra xem có mốc ở trong ko còn kịp thời xử lí
- sau 3 ngày om xoa phun nước chè bình thường,lớp da chết khi khỏi sẽ bong ra vẩy giấy,đây ko phải là vảy mốc nữa,ae cứ kệ,đừng thấy thế mà cố lau hết,da non ở trong sẽ bị rớm máu,phải có thời gian da mới phục hồi hoàn toàn
5. PHÒNG MỐC GÀ
- nhốt chỗ thoáng mát,có ánh nắng mặt trời trực tiếp
- tránh chỗ ẩm thấp,đọng nước
- phun nước chè,phơi gà khi có nắng
- om xoa đều,nếu om tối,hết nắng nên sấy khô rồi mới cho đi ngủ
- riêng gà thay lông,nên cho uống 1 viên thuốc nấm,thêm nữa là thi thoảng vạch lông người ra xem,tôi đã thấy có trường hợp gà thay lông mặt ko mốc,chủ gà để trong chuồng 5-6 tháng ko sờ,khi xong lông định cắt lông thì mới biết bị mốc hết cả trong người,vuốt 1 phát lông tụt đầy ra tay.
- hạn chế vần với gà bị mốc nặng,đá tiền thì đc : )~
- khăn om vs khăn chữa nước ko nên dùng chung giữa gà mốc với gà khoẻ
Link video chữa mốc đây ae nhé
https://m.youtube.com/watch…
CHÚC AE THÀNH CÔNG TRONG VIỆC CHĂM SÓC NHỮNG CHIẾN KÊ CON CƯNG !
- HOÀI NAM -


Cách chữa gà đầy hơi khó tiêu và đi ỉa

Hôm nay mình xin viết bài thuốc chữa cho gà đầy hơi khó tiêu và đi ỉa. Thực ra đôi khi cũng ích kỷ muốn làm của riêng bản thân. Nhưng nhìn những con gà chết và nghĩ lại cái cảm giác của bản thân vài năm trước phải tự tay mình đi vứt những con gà mình chăm sóc từng ngày mà buồn vô cùng. Nên hôm nay quyết định đưa bài thuốc đặc biệt đến tất cả anh em.
Có thể có người biết hoặc người giỏi hơn mình , nên bài viết của mình mang tính chất chia sẻ và mong rằng sẽ là bài thuốc dắt lưng của anh em vào mùa đông giá rét này.
* 2 loại thuốc dưới đây các bạn có thể mua ở các hiệu thuốc thú y. Nhớ mua lọ to sẽ tốt hơn . 2 lọ to mình mua gần 80k. Các bạn có thể để dùng dần.
Khi gà bị ốm bất cứ về bệnh gì thì cái dẫn đến sẽ là gà bị sốt , đầy hơi , không tiêu và đi ỉa . Khi gà bị như vậy trước tiên bạn nên cho gà uống 1 viên decongen thắp điện ủ ấm. Sau nửa tiếng lấy 1 mồi cơm nóng trộn cám công nghiệp nhét cho gà ăn. Sau đó nhét thêm 1 viên men tiêu hóa của người loại 10k 1 vỉ . Lấy thêm 2 lọ thuốc trên mỗi lọ 2cc vào xilanh bơm cho gà uống. Rồi bơm thêm 2 xilanh nước ấm cho gà đỡ lạnh diều. Làm xong đút thùng thắp điện giữ nhiệt. 1 ngày là có kết quả. Đảm bảo 95% là phải khỏi. Còn với mình là 100%
Chúc anh em có những chiến kê khỏe mạnh
# nguồn Face Vạn Sự Tuỳ Duyên!


Thứ Hai, 4 tháng 1, 2016

Macketoi Voidoi
- Con gà " lối tốt do bộ não vào bó đuôi, tông tử do bộ mặt, chân đòn nghiệt do bộ gân ". Con người xem tướng còn biết vận mệnh huống chi con gà. Nhiều ae bảo ko bgio nhìn gà đoán dc đòn lối tông tử...etc. Nhưng m nghĩ đó là con người chưa hiểu sâu về gà thôi. Thời xưa các cụ còn xem dc tướng con ngựa huống chi tướng gà cũng chả khác bao nhiêu. nói tiếp về gà ( bằng hiểu biết bản thân thôi, ko sách vở hay nghe ai cả )
- Gà lối hay là con gà nó khôn biết thấy điểm mạnh địch thủ mà tránh, người ta nói " khôn ra mặt" gà nó cũng thế. Nhìn bộ mặt nó m cũng phán đoán ra nó là loại khôn hay ngu, mặt mũi nhanh lẹ làm sao con gà ngu lối được. Tiếp nữa là kết cấu bộ não. M mổ gà ri nhiều m mới để ý. Bộ não con gà nằm trên đỉnh đầu phía sau mắt thẳng lên. Chính xác nó nằm ở tảng gà còn ngay ghịt sau mào gà nó chỉ là xương sụn thôi ( vì vậy nhiều con đánh tảng nhỡ miếng đối phương chết là do đánh thẳng vào não bộ).nếu nhìn vào bộ mặt. Gà khôn lối 100% là những con gà có sọ thắt tức là mắt sếch lên trên thắt phần đỉnh đầu lại, phần xương sụn cạnh mào ít, phần não nó nhiều ( cái này ae cứ mổ gà ra xem kết cấu bộ não nó sẽ nắm rõ hơn, sọ gà nào mà nhiều phần chứa não sẽ loại gà thông minh hay loại gà khôn hơn, mà gà khôn lối k thể ngu đầu dc).
-Thứ 2 là nhìn vào bó đuôi con gà đã đoán dc 100% lối gà có hay hay ko, nhiều lối hay đơn lối, chưa biết nó lối lên đè xuống chui hay cứng trên đuổi mỏ...etc chỉ biết lối nó hay( còn hay kiểu gì thì còn phải kết hợp dáng đứng, thế cần, mặt, mỏ...). Đuôi gà lối hay là loại gà đuôi cung trăng, bó đuôi càng lớn càng to, nhiều lông mọc ra từ phao câu gà đó nhiều lối và lối rất hay ( 100%).
- Thứ 3 gà tông mác hay ko là do 80-90% bộ mặt nó. Gà con ngươi nhỏ, đặc hay đậm màu đã là gan đến 90% rồi ( Nhât tướng nhì tông mà các bác ). Ngoài ra lỗ tai phải nhỏ và nhiều lông. Nhiều ae ko quan tâm nhưng nó lại quan trọng lắm, gà lỗ tai nhỏ mơi tinh nhanh, nhenh nhẹn hoạt bát. Lỗ tai to là loại chậm chạp ko tinh mang. Xét về bộ mặt thì ae phải xem cho đủ, mắt, mỏ, mào, má, lỗ tai, đỉnh đầu, mép mỏ, hàm trên hàm dưới, khung mắt...vv. Có gì tồn tại trên mặt đều phải xem. Về mắt nói rồi, khung mắt nên trọn loại hình chữ nhật đừng chọn loại khung mắt hình tròn, gà hiền lắm.mí mắt mỏng gà mới nhanh và mau đòn, mình nhìn mí mắt con gà cũng biết gà đó mau nhanh hay ko. Má gà phải cao nổi to lên gà mới bản lĩnh lì lợm chịu tải (còn do thêm yếu tố cả khung bệ tông dòng nữa) tốt nhất là nhìn con gà từ đỉnh đầu xuống gò má thì xương đỉnh đầu thắt lại ( sọ thắt) má nổi phình ra nhìn má, tai, phải to hơn xương sọ. Đấy là loại có bản lĩnh hơn người. Gà nhìn từ đỉnh sọ xuống má mà thấy mắt lồi nhô ra to hơn hoặc bằng gò má thì ba đòn đau là bước bất kể tông gì. Mép mỏ thì sao? Mép mỏ cần mỏng, sâu hàm mới khỏe mà hàm khỏe mới cắp khỏe và chịu cắn như chó cắn dc. Mỏ nhìn chắc và mỏng, đầu mỏ phải nhọn gà mới cắn nhanh, dọc mé nhanh được, nhiều con mỏ chích nhưng cắn rất kinh và mau là do hàm nó sâu, mỏ nó mỏng và mỏ trên mỏ dưới bằng nhau là loại chậm cái đá, mỏ trên dài hơn dưới là loại cắp chắc mới đá, nếu nỏ dày cắp chắc và đá đau. Mỏ mỏng cắp chắc đá vài ba cái mới buông. Da mặt phải căng bóng gà sẽ tinh nhanh, loại da mặt xù xì lì nhưng chậm chạm.
- Tiếp nữa là bộ gân. Con gà đá hay hay dở, mạnh hay yếu là do bộ gân. Người ta cứ hay xem độ, xem hậu, sách viết độ phải sâu, hậu phải sâu, nổi căng mới hay nhưng không sách nào giải thích tại sao như thế lại hay. Mình đi hỏi nhiều không ai nói có thể họ biết không nói vì giữ miếng cũng có khi họ không biết thật. Về mặt này mình mổ con gà ra để khám phá mới thấy, gân con gà chạy từ các ngón chân lên tận gối do gân chủ đạo quyết định độ mạnh yếu, đó là gân sau chân, hay phần hậu độ con gà. Ae mổ gà sẽ thấy đây là phần gân to nhất của con gà, chi phối các ngón chân đến cả bàn chân con gà. Con gà đánh tốt do bộ gân thôi. Hậu độ nó to và đầy mung mung như giọt nước thì gân nó khỏe và đó là lí do con gà đánh tốt, đứng sâu khuya hồ. Nhiều con chân vảy trước nhìn như gà phu nhưng hậu độ no tròn, sâu, nó đánh các ông chạy rẽ tóc lí do bộ gân nó thôi.( Có sách viết sư kê A, sư kê B cho rằng xem hậu độ quan trọng hơn mặt tiền, cái đó đúng nhưng không đến nỗi to tát như sách miêu tả nghe có vẻ thâm thúy bí ẩn, bản chất nó là bộ gân thôi ae ạ ). Về mặt tiền con gà, các vảy chân nên xem qua thôi. Chân mà chỉ có xương và vảy mới là loại khô chân gân mặt đắt tiền cũng mua, chân quản to bé không quan trong, quan trọng là quản phải thắt, vảy phải mỏng , sáng bóng. Còn các loại quấn, vấn thì từ dưới cựa trở xuống là dùng được, trên cựa chỉ có cái kích giáp và án thiên, án vân, án tam là ba vảy trên cùng là được. Ngoài ra không cần phải nhớ loại gì cả mệt đầu. Còn một điểm nữa nhớ thêm chút chân to cũng được nhưng lưu ý từ dưới cựa trở xuống thì chân ko được mủng mủng thịt đặc biệt chỗ chậu, gà bàn mỏng nó mới chịu xoay và nhanh, gối phải nhỏ, kheo phải giật nếu ko đứng phải trùng gối, đùi banh ra to hơn người, bàn ngón rộng căng ra, đòn đánh mới sâu chân.
Ngoài ra yếu tố như khung bệ liền, xương to, mình dài vai vuông cần cổ đặc là những yếu tố cơ bản của con gà. Giống như người, các thầy võ hay sờ chân tay xem có tố chất võ học hay không, xương khớp kết cấu thế nào, bền vững hay lỏng lẻo, con gà nó cũng vậy.

 - Đây là tâm huyêt của năm tháng mình chơi gà mong sẽ có người nào đó lãnh ngộ tấm lòng chân thành của mình. Ae không biết chứ mình quý gà hơn tiền bạc, nhiều khi thằng e xin con gà thì hơi tiếc ( vì nó chưa biết chơi gà sợ phí con gà ) nhưng cho nó 5-7 trăm chưa bao giờ tiếc hay nghĩ đòi nó, mà nó trả cũng chưa bao giờ lấy cả.
# nguồn Face: Macketoi Voidoi